Hướng dẫn 8 bước để bảo dưỡng pa lăng đúng cách

8 bước để kiểm tra đánh giá các chi tiết của palang cáp điện, palang xích điện giúp bạn có thể tự mình bảo dưỡng palang định kỳ.

Các bạn đã được tìm hiểu về pa lăng cách sử dụng cũng như cấu tạo của nó ở các bài viết trước, ở bài này hướng dẫn các bạn bảo dưỡng pa lăng

Bảo dưỡng các thiết bị cơ cấu kim loại là vô cùng cần thiết, việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ để có thể thay thế sửa chữa kịp thời những hỏng hóc, giúp các thiết bị hoạt động êm ái hơn, đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Sau đây là 8 bước để kiểm tra và đánh giá  các chi tiết của thiết bị palang cáp điện, palang xích điện,  giúp các bạn có thể tự mình bảo dưỡng.

palang cáp điện

Palang cáp điện với hai móc cẩu 20 tấn và 5 tấn

1. Cáp: 1 tháng 1 lần

– Tra thêm dầu mỡ vào cáp

– Kiểm tra tình trạng xếp cáp trên tang

– Kiểm tra tình trạng hao mòn của cáp

Yêu cầu an toàn: Cáp không bị mòn, bị nổ vượt tiêu chuẩn hay bị đứt hẳn 1 tao, bị han rỉ. Lưu ý là khi thay cáp phải dùng loại cáp có các thông số kỹ thuật đúng với thiết kế ban đầu và trong hồ sơ kỹ thuât kiểm định

2. Xích: 1 tháng 1 lần

– Tra dầu mỡ vào xích

– Kiểm tra tình trạng hao mòn, có bị cọ sát vào thành kim loại không?

Yêu cầu an toàn: Xích không bị mòn quá tiêu chuẩn hay rạn nứt mắt xích, bị han rỉ

3. Móc: 4-5 tháng 1 lần

– Tra dầu mỡ vào các ổ trục của móc

– Kiểm tra móc có nhẹ nhàng quay xung quanh trục của nó hay không

– Kiểm tra móc có bị rạn nứt, mòn ở lòng móc không?

Yêu cầu an toàn: Móc không được phép bị rạn nứt, biến dạng. Độ mòn ở lòng móc tối đa 10% so với kích thước ban đầu của nó.

4. Cụm Puly: 4-5 tháng 1 lần

– Tra mỡ vào các ổ trụ puly

– Kiểm tra tình trạng rạn nứt, vỡ, mòn

Yêu cầu an toàn: Puly không bị rạn nứt, vỡ mòn. Độ mòn tối đa ở đường kính bánh xe tiếp xúc với ray  5 mm. Độ mòn tối đa ở thành puly là 1,5 mm

5. Cụm di chuyển: 6 tháng 1 lần

 

cụm di chuyển kawasaki

Cụm di chuyển của palang kiểm tra 6 tháng 1 lần để xem có bị mòn, nứt vỡ không

– Tra dầu mỡ vào trục bánh xe

– Kiểm tra tình trạng bánh xe có bị nứt, vỡ, mòn không?

Yêu cầu an toàn: Bánh xe không được nứt, vỡ, mòn. Độ mòn tối đa ở đường kính bánh xe tiếp xúc với ray 5 mm, độ mòn tối đa ở thân bánh xe 5 mm

6. Phanh hãm: 4-5 tháng 1 lần

– Kiểm tra bề mặt bánh phanh và phanh

Yêu cầu an toàn:

– Bề mặt phải nhẵn, không bị rạn nứt, không có vết nứt sâu quá 1 mm. không bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt.

– Má phanh không được mòn đến vít cây giữ phấn công tác của má phanh

– Lò xo không được han rỉ hay bị gãy

7. Đường ray: 12 tháng một lần (đối với palang dầm đôi), mặt di chuyển của palang

– Độ nghiêng tối đa của đường ray là 0.003

– Trụ chắn hai đầu dây chắc chắn

8. Thiết bị điện: 3 tháng 1 lần

Hệ thống điện máng C lắp cầu trục dầm đơn 3 tấn

Hệ thống điện cấp cho palang sử dụng máng C

>>>Xem ngay: Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng cầu trục, cổng trục Palang do Thái Long cung cấp đảm bảo nhanh chóng, chất lượng giá cạnh tranh

– Vệ sinh tra dầu mỡ cho các động cơ

– Kiểm tra các cách điện động cơ, giữa các pha với các pha với đất đảm bảo trở cách điện tối thiểu 0.5 MΩ. Trường hợp không đạt cần tẩm lại cách điện, phơi sấy để đảm bảo điện trở cách điện.

– Kiểm tra các tiếp điểm của rơ le, công tắc, khởi động từ,… Trường hợp tiếp điểm bị rỗ, bẩn cần làm phẳng bề mặt (dùng giấy nhám mịn) và sạch để tăng độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.

– Kiểm tra lại toàn bộ các ốc vít đảm bảo độ xiết chặt. Kiểm tra các mối hàn luôn đẳm bảo chắc chắn, và bọc lại cách điện.

Trên đây là 8 bước để các bạn có thể tự mình kiểm tra và bảo dưỡng pa lăng.

>>>Nếu bạn không thể tự bảo dưỡng được Palang hãy gọi chúng tôi theo số hotline 0962.255.330 để được hướng dẫn chi tiết

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long