Bảng tra thông số cầu trục 5T đến 32T ở chế độ làm việc trung bình
Từ Bảng tra thông số cầu trục chúng ta sẽ biết nhịp cầu trục (khẩu độ), chiều cao gabarit, bề rộng gabarit, bề rộng đầy để thiết kế đúng.
>Cầu trục dầm đơn: Cấu tạo, ưu điểm và nguyên lý hoạt động
>Cầu trục dầm đôi: Ưu điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
>Tổng hợp mạch điện điều khiển Palang Hàn Quốc, Trung Quốc
Bảng tra thông số cầu trục giúp kỹ sư thiết kế dầm kết cấu thép lựa chọn tiết diện phù hợp tải trọng, chế độ làm việc của cầu trục.
Bảng tra thông số cầu trục sức nâng từ 5T đến 32T
>>>Xem ngay: Các loại cầu trục: Cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục quay, cầu trục monorail
Chú thích
Lk: Nhịp cầu trục (khẩu độ)
Hk: Chiều cao gabarit của cầu trục (khoảng cách từ mặt ray đến điểm cao nhất của cầu trục)
Bk: Bề rộng gabarit của cầu trục
Kk: Bề rộng đấy (khoảng cách trọng tâm hai bánh xe cầu trục theo bề rộng/phương dọc nhà)
Zmin: Khoảng cách nhỏ nhất theo phương ngang từ trọng tâm ray cầu trục đến mép trong của cột.
Pmax: Áp lực đứng tiêu chuẩn lớn nhất của 1 bánh xe cầu trục lên ray.
Pmin: Áp lực đứng tiêu chuẩn nhỏ nhất của 1 bánh xe cầu trục lên ray.
Khi thiết kế cầu trục kỹ sư cũng cần tính toán tải trọng của cầu trục
Tính toán tải trọng của của cầu trục phải tính đủ các thông số sau:
Tải trọng nâng danh nghĩa Q
Công thức tính tải trọng nâng danh nghĩa: Q = Qm + Qh
Trong đó có Qm là trọng lượng thiết bị mang và Qh là trọng lượng danh nghĩa của vật nâng. Q là trọng lượng lớn nhất của vật mà máy có thể nâng được.
Tải trọng do trọng lượng bản thân
Trọng lượng bản thân máy gồm trọng lượng của các chi tiết, cụm máy và kết cấu kim loại. Trong khi tính toán và thiết kế mới thường bỏ qua trọng lượng bản thân của nó (trừ một số chi tiết có trọng lượng lớn).
Tải trọng của gió
Đối với máy làm việc trong nhà thì áp lực gió không đáng kể có thể bỏ qua, còn các máy làm việc ngoài trời phải tính đến tải trọng do gió gây ra.
Bảng hệ số tương quan tải trọng gió
>>>Xem thêm: Các loại palang cáp điện, palang xích điện từ 1 tấn đến 80 tấn…
Tải trọng phát sinh khi vận chuyển
Tải trọng theo phương đứng khi vận chuyển trên ray lấy bằng 60% đến 80% tải trọng do trọng lượng bản thân.
Tải trọng động theo phương ngang lấy bằng 80% đến 90% tải trọng do trọng lượng của bản thân.
Tải trọng khi dựng lắp
Khi này tải trọng do trọng lượng bản thân lấy tăng 15% đến 20%. Và phải kể đến tải trọng gió cũng như các lực phát sinh trong quá trình lắp. Áp lực gió lấy bằng 500N/m2
Tải trọng động
Để khảo sát động lực học máy cần xây dựng mô hình bài toán về động lực học của máy. Các cơ cấu máy nên tìm cách qui về sơ đồ đơn giản nhất.
>>Xem ngay: Dầm cầu trục: Định nghĩa, phân loại, cấu tạo và cách tính