Cấu tạo của xe nâng hàng

Xe nâng là một trong những loại máy nâng có tính cơ động cao. Khi xếp và dỡ hàng, hàng được nâng hạ theo phương thẳng đứng theo hai mức chiều cao tối đa.

– Chiều cao tối đa của bàn trượt trên hành trình di chuyển trong khung động (khung trong): hàng được nâng lên độ cao cần thiết nằm trong giới hạn chiều cao của container, trong khi khung động vẫn ở vị trí thấp nhất.

– Khung trong mang bàn trượt đang ở vị trí đạt đến hành trình cuối trong nó nối tiếp nâng lên và đến độ cao lớn nhất khi xe nâng làm việc ngoài container nghĩa là không gian không bị hạn chế về chiều cao.

Cấu trúc của xe nâng hàng

1. Chạc
2. Bàn trượt
3. Khung nâng
4. Xỉlanh nâng khung
5. Xilanh nghiêng khung
6. Cầu trước
7. Đối trọng
8. Chassis
9. Cầu sau

Kết cấu của bộ phận công tác được mô tả như sau:

Cấu trúc của xe nâng hàng

>>> Xem thêm:  Cấu tạo cơ cấu nâng hạ của cầu trục 

1. Chạc nâng:

Được chế tạo từ thép có sức bền thỏa điều kiện, sau đó được gia công nhiệt luyện tại góc của chạc với khoảng cách 300mm về phía hai góc để đạt được độ cứng HB=250 – 295.

Chạc được treo trên bàn trượt và định vị bằng vít. Để ổn định vị trí chạc cũng như giữ khoảng cách giữa chúng trong quá trình làm việc và dịch chuyển, phía lưng chạc tựa trên rãnh của dầm ngang bàn trượt.

2. Bàn trượt:

Bàn trượt di chuyển trong lồng khung trong, sự dịch chuyển này độc lập so với sự di chuyển của khung trong so với khung ngoài.

Bàn trượt được dẫn hướng nhờ bốn cặp con lăn: một cặp con lăn phụ phía trên cùng, ba cặp con lăn chính lần lượt nằm phía dưới. Trục lắp con lăn chính được hàn vào kết cấu khung. Trục con lăn phụ liên kết với kết cấu khung bằng bu lông và ống chêm. Đỉnh mỗi dầm chính khung trong có lắp tấm chặn bằng cao su cùng với tấm chặn lắp phía dưới con lăn chính dưới cùng của bàn trượt sẽ ngăn chuyển động vượt ra khỏi khung trong của bàn trượt.

Bàn trượt liên kết bởi hai xích nâng. Một đầu xích định vị cố định trên xilanh, một đầu liên kết với bàn trượt, tại vị trí này có thể điều chỉnh chiều dài xích.

Kết cấu thép bàn trượt là khung dầm hình chữ nhật trượt tương đối (trên ray rãnh) so với khung trong nhờ xilanh piston tác dụng một chiều. Dầm ngang trên của khung dầm ngoài được xẻ rãnh để thay đổi vị trí chạc nâng.

3. Khung nâng:

Là một kết cấu khung dầm thép liên kết với nhau bằng mối hàng. Bao gồm các phần:

Cấu trúc của xe nâng hàng

– Khung động:

Khung động di chuyển tương đối so với khung ngoài. Gồm hai dầm chính là thép chữ c được hàn thêm dầm chữ nhật tại bản thành phía ngoài, dầm chữ nhật này làm thanh dẫn hướng cho con lăn của khung chính. Hai dầm chính được liên kết với nhau nhờ ba dầm ngang thép hình cũng làm nhiệm vụ của các thanh giằng.

Dầm ngang phía trên có đỉnh lắp hai công xon là nơi định vị đầu piston xilanh nâng khung. Cặp xilanh nâng khung tạo chuyển động tương đối khung động so với khung ngoài.

Phần đoạn dưới cùng bản thành phía ngoài mỗi dầm chính lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung chính.

– Khung ngoài:

Gồm hai dầm chính là thép kết cấu hình chữ c được đặt thẳng đứng, liên kết với nhau nhờ bốn dầm ngang thép hình cũng có tác dụng như những thanh giằng. Ngoài ra còn có hai dầm chữ nhật vừa làm nhiệm vụ giằng dọc vừa là nơi lắp nữa giá đỡ liên kết khung nâng vđi cầu trước của ôtô, nữa giá đỡ còn lại được định vị trên cầu trước bằng bu lông đai ốc, liên kết giữa khung chính với cầu trước là liên kết động bằng bạc trượt.

Phần đoạn giữa bản thành phía ngoài của mỗi dầm chính là nơi định vị một đầu xilanh-piston nghiêng, cặp xilanh-piston nghiêng này liên kết khung nâng với chassis. Để giảm bớt chiều dài phần công xon của chạc nâng giúp cho chạc nâng lấy hàng được thuận lợi, nhờ cặp xilanh-piston nghiêng này bộ phận nâng hàng có thể nghiêng về phía trước 6° so với phương thẳng đứng. Ngoài ra để tạo ổn định cho khung nâng khi di chuyển không hàng bộ phận nâng còn có thể nghiêng về phía sau một góc 12°.

Phần đoạn trên cùng bản thành phía trong của mỗi dầm chính có lắp con lăn lăn trên bản cánh của khung trong, có tác dụng dẫn hướng khung trong chuyển động tương đối so với khung giữa và khung ngoài. Trục con lăn được hàn vào bản thành. Dầm ngang dưới cũng là bệ lắp cặp xilanh nâng khung trong.

Cấu trúc của xe nâng hàng

Xem ngay: Phân loại và công dụng máy nâng Puli và tời

3. Xích nâng:

Cặp puli dẫn hướng xích được lắp trên đầu piston xilanh nâng bàn trượt, vòng qua puli là xích tải bản đôi. Xích tải này có một đầu điều chỉnh được định vị trên thân xilanh nâng bằng bu lông đai ốc, đầu còn lại liên kết cố định với bàn trượt.

Để nâng khung động cùng bàn trượt và hàng ta dùng cơ cấu nâng được mắc như sau: một đầu liên kết với vỏ xilanh nâng khung, một đầu liên kết với khung động.

4. Hệ thống thủy lực:

Bao gồm hai bơm cấp dầu cho bộ phận di chuyển và bộ phận mang hàng. Các cơ cấu thủy lực của bộ phận mang hàng gồm: xilanh piston thủy lực nâng bàn trượt, cặp xilanh piston thủy lực nâng khung, cặp xilanh piston thủy lực nghiêng khung.

Thùng dầu thủy lực có một bộ lọc: lọc dầu thủy lực hồi về thùng, thùng được đặt bên trong phía trái chasis.

Bơm được dẫn động bởi động cơ đốt trong qua bánh răng truyền dẫn bơm, nhận dầu thủy lực từ thùng chứa để đưa đến các van điều khiển.

5. Cơ cấủ nâng bàn trượt:

Gồm một xilanh piston tác dụng đơn.Xilanh được định vị trên dầm ngang khung trong, cán piston có lắp cặp puli dẫn hướng xích đây là một phần của cơ cấu nâng bàn trượt.

– Xilanh thuỷ lực nâng là động lực (động cơ) của cơ cấu nâng hàng.

– Xilanh thủy lực nâng cùng với xích nâng và puly xích tạo thành cơ cấu nâng của máy nâng chạc. Palăng nâng gồm xích và puly xích với dẫn động từ xilanh thủy lực tạo thành cơ cấu nâng với hệ palăng ngược (palăng tốc độ).

Vì vậy: Nếu bỏ qua các tổn thất trên hệ truyền động thì khi nâng một tải trọng có trọng lượng Q, xilanh thuỷ lực phải phát ra lực nâng có trị số là 2Q.

+ Trên các máy nâng chạc thường được sử dụng hiện nay người ta thường bố trí 1 xilanh thuỷ lực nâng chạc và 2 xilanh thuỷ lực nâng khung.

– Xilanh thuỷ lực nâng chạc thường là xilanh thuỷ lực 1 chiều. Khi hạ hàng hoặc hạ chạc không hàng: Nhờ trọng lượng hàng và trọng lượng các bộ phận (trọng lượng chạc – bàn trượt) để hạ hàng hoặc không có hàng trên chạc.

Cấu trúc của xe nâng hàng

6. Cơ cấu nâng khung:

Gồm hai xilanh piston nâng, là loại piston tác dụng đơn, các phần chính gồm: thân xilanh, nắp chụp xilanh, cần piston, cán piston. Xilanh được định vị

trên dầm ngang dưới cùng của khung chính, cán piston được lắp chốt với phần công xon của dầm ngang khung giữa. Ớ cụm xilanh piston này có một van an toàn bảo vệ cơ cấu công tác trong trường hợp đường dầu thủy lực mất áp đột ngột.

– Xilanh thuỷ lực nâng khung động thường là xilanh thủy lực hai chiều.

Khi nâng: Xilanh thủy lực nâng hoạt động thông qua thiết bị đẩy nâng xà ngang trên – nâng thang ngang trên khung động, đồng thời xích nâng chuyển động nâng bàn trượt cùng với chạc và nâng hàng treo trên chạc.

7. Cơ cấu nghiêng khung:

Gồm cặp xilanh piston tác dụng kép. Một đầu được đỡ trên dầm chính của khung ngoài, đầu còn lại được nối với chassis bằng khớp bản lề.

8. Bộ phận di chuyển:

Bao gồm các chi tiết và cụm máy: động cơ diesel, hộp số, cầu sau, các bánh lốp cầu sau, cầu trước, các bánh lốp cầu trước,hệ thống lái… Trong xe nâng tự hành động cơ và cơ cấu (cầu) định hướng lái đặt ở phía sau, còn cầu chủ động đặt ở phía trước (ngược lại cách sắp đặt của ôtô). Điều đó có thể giải thích là: ở phía trước xe nâng hàng chịu tải rất lớn so với tải ở cầu sau do hàng và bộ phận công tác đặt ở phía trước máy. Phía sau máy nhẹ hơn dùng cầu sau làm cầu định hướng lái sẽ nhẹ lực điều khiển khi xe cần chuyển hướng chuyển động. Cơ cấu chuyển hướng được trợ lực bằng bơm lái.

Động cơ đốt trong cung cấp công suất cho: cơ cấu di chuyển, cơ cấu công tác, hệ thống điện (đèn, còi, cảm biến, đầu đo…).

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long