Nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động thủy tĩnh

Động cơ thủy lực cùng với hệ thống truyền động đã được chúng tôi nhắc ở bài trước, ngoài ra hệ thống truyền động thủy tĩnh với cấu tạo và nguyên lý làm việc cũng không quá khác biệt so với hệ thống truyền động.

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu các thiết bị trong hệ thống truyền động động cơ thủy lực gồm có: Xi lanh – pit-tông thủy lực, bơm thủy lực, động cơ thủy lực, van một chiều, van an toàn, van phân phối, lọc dầu.

+ Sơ đồ nguyên cấu tạo cả hệ truyền động thủy tĩnh:

Nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động thủy tĩnh

1. Bơm thủy lực

2. Van an toàn

3. Van phân phối

4. Xilanh thủy lực

5. Thùng chứa dầu thủy lực

+ Ưu nhược điểm của hệ truyền động thủy lực

– Ưu điểm:

Có thể bố trí các linh kiện thủy lực hợp lý làm cho hệ thống nhỏ gọn và thẩm mỹ

Có khả năng tạo được lực lớn, áp suất dầu có thể đến 16Mpa (ống mềm), 32Mpa (ống cứng)

Ngoài ra hệ thống này an toàn với người vận hành

Truyền động thủy lực

– Nhược điểm:

Phải đòi hỏi các linh kiện phải được chế tạo một cách chính xác, ngoài ra giá thành thiết bị cho hệ thống này khá cao.

Độ nhạy thấp cùng với việc dễ nhiễm bẩn do rò rỉ dầu ra bên ngoài.

+ Hệ thống di chuyển của máy xây dựng

Hệ thống di chuyển có nhiệm vụ di chuyển máy trong quá trình làm việc, di chuyển máy từ công trình này sang công trình khác và đỡ toàn bộ trong lượng máy rồi truyền xuống nền.

Đối với các loại máy làm đất như máy đầm, máy ủi, máy cạp, hệ thống di chuyển còn có tác dụng như hệ thống công tác đầm nén đất.

Hệ thống di chuyển này bao gồm có các loại di chuyển bằng xích, di chuyển bằng cáp lốp, di chuyển trên ray, hệ thống di chuyển trên phao và hệ thống di chuyển bước tất cả sẽ được lần lượt nói đến ở các bài tiếp theo.

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long