Van an toàn trong máy thủy lực
Truyền động thủy lực đã được nói đến ở bài trước với các cụm và bộ phận thủy lực cơ bản thì hệ các bộ phận động cơ và van an toàn cũng góp vai trò quan trọng trong việc vận hành máy thủy lực.
Bài trước chúng ta đã được biết đến xi lanh và pit tông thủy lực cộng với bơm thủy lực đó chính là:
– Xi lanh – pit-tông thủy lực:
Là bộ phận tiếp nhận áp suất của dòng thủy lực để tạo ra chuyển động tịnh tiến của cản pit-tông hoặc đường dẫn động tịnh tiến cán pit-tông để tạo ra dòng thủy lực.
– Bơm thủy lực:
Là bộ phận tiếp nhận chuyển động quay từ động cơ đốt trong, động cơ điện hoặc từ trục trích công suất nào đó để tạo ra dòng thủy lực.
Tiếp sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về các bộ phận khác trong hệ truyền động thủy lực:
– Động cơ thủy lực:
Là bộ phận tiếp nhận áp suất, động năng của dòng thủy lực để tạo ra chuyển động quay, động cơ thủy lực có cấu tạo như bơm thủy lực.
– Van một chiều:
Chỉ cho phép dòng thủy lực chảy theo một chiều nhất định.
Cấu tạo bao gồm: thân van, bi và lò xo.
– Van an toàn:
còn được gọi là van tràn, dùng để giới hạn áp suất làm việc.
Cấu tạo bao gồm: thân van, bi, lò xo và vít điều chỉnh độ ép của lò xo.
Khi áp suất dầu tác dụng vào bi lớn hơn lực ép của lò xo thì van sẽ mở và cho phép đầu đi qua van. Trường hợp cần điều chỉnh áp suất làm việc thì điều chỉnh độ ép của lò xo.
– Van phân phối:
Là bộ phận điều khiển các trạng thái làm việc của hệ thống, bộ phận này chia dầu đi các ngã theo trạng thái làm việc cần thiết.
Có 2 loại van phân phối thông dụng là van trượt và van quay.
– Lọc dầu:
Giữ lại các cặn bẩn, các mạt vụn do mài mòn.
Vị trí của lọc dầu trong hệ thống.
Bố trí ở đường dầu về thùng chứa: không làm giảm áp suất bơm nhưng nếu có căn bẩn ti cặn bẩn đi qua các linh kiện khác rồi mới được giữa lại ở lọc dầu.
Bố trí ở đường dầu đi: nếu có cặn bẩn thì lọc dầu sẽ được giữa lại ngay nhưng lọc dầu làm giảm áp suất bơm.
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động thủy tĩnh sẽ được nói đến ở bài sau.