Phát triển công nghiệp chế tạo máy móc trang thiết bị
Để có thể phát triển mạnh nền công nghiệp trong nước phải có quyết tâm cao, rất cao từ các cấp lãnh đạo nhà nước, của đội ngũ doanh nhân và của toàn dân. Nhà nước có cơ chế tốt, có biện pháp mạnh, quyết liệt và hiệu quả để phát triển công nghiệp. Doanh nhân mạnh dạn đầu tư, có tâm huyết, năng động, sáng tạo,xây dựng tinh thần liên kết tốt, đặt mua thiết bị trong nước, mua hàng lẫn nhau v.v . Nhân dân có tinh thần yêu nước cụ thể bằng hành động mua hàng nội địa để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển.
Ngành cơ khí nói chung, đòi hỏi phải có mặt bằng rộng, nhà xưởng tốt, nhiều máy móc thiết bị đắt tiền, có phòng nghiên cứu công nghệ đòi hỏi trí tuệ cao… Mặt này, trước đây Nhà nước có đầu tư cho các nhà máy cơ khí trong hệ thống Nhà nước.
Máy móc thiết bị trong các dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng cũng như sản xuất công nghiệp hỗ trợ, linh kiện… lâu nay nhập từ nước ngoài với giá cao, chi phí bảo hành cao. Từ chỗ giá cao này làm tăng chi phí đầu vào khi khấu hao và bảo hành, làm cho giá thành và giá bán cao, khó cạnh tranh. Hơn nữa, đây là những dây chuyền đã lạc hậu của các nước phát triển nên mau chóng bị đào thải.
Theo tôi, phải từng bước Việt Nam hóa những dây chuyền máy móc thiết bị này.
Các nhà đầu tư có thể gửi yêu cầu danh mục thiết bị đến các nhà máy sản xuất cơ khí và các nhu cầu, yêu cầu kỹ thuật khắc khe của các loại máy, yêu cầu bảo hành, yêu cầu về giá, yêu cầu về năng suấtv v… để các nhà máy nghiên cứu chế tạo.
Hiện nay, việc nghiên cứu trên mạng Internet khá phổ biến. Trên thế giới người ta giới thiệu quảng bá rất nhiều máy móc thiết bị, có cả video để xem cách vận hành. Dĩ nhiên là họ giấu bí quyết công nghệ. Nhưng xem nhiều, vận dụng kiến thức và sự sáng tạo, tôi nghĩ là việc thiết kế máy không quá khó đối với người Việt Nam chúng ta.
Lúc đầu, chúng ta chỉ sản xuất những thiết bị nào chắc chắn thành công, (dĩ nhiên là phải có mạo hiểm) dần dần tiến lên, từng bước phát triển thì chắc chắn việc này năng lực chúng ta có thể làm được.
Nhưng mô hình này đã thất bại, không hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tư nhân năng động sáng tạo hơn thì lại thiếu vốn, thiếu mặt bằng. Hơn nữa, doanh nhân có vốn lớn hiện nay không thích đầu tư vào cơ khí hoặc công nghiệp hỗ trợ vì vốn bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thấp.
Doanh nghiệp cơ khí hiện nay tồn tại được là nhờ có chủ cơ sở , chủ doanh nghiệp say sưa, yêu nghề mà thôi. Muốn có vốn đầu tư, doanh nghiệp cơ khí hiện nay phải lấy ngắn nuôi dài.
Họ rất muốn đầu tư lớn nhưng phải từng bước tích lũy vốn và tích lũy quan hệ đầu ra. Những doanh nhân thực sự yêu nghề, tích lũy được tới đâu, mở mang tới đó nhưng để đạt yêu cầu, đạt mong muốn của đất nước, con đường còn xa.
Trong tình hình hiện nay, muốn phát triển công nghiệp, mở mang công nghiệp hỗ trợ nhà nước nên quan tâm tạo cơ chế tốt cho ngành cơ khí, nhất là về mặt bằng và vốn vay. Nếu nhà nước có biện pháp tốt về nguồn vốn và mặt bằng đối với Cơ khí và công nghiệp hỗ trợ : Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đối với các sản phẩm cơ khí, các nhà máy công nghiệp hỗ trợ có thương hiệu uy tín trên thị trường thì nó sẽ là đòn bẩy mạnh để đẩy nền kinh tế đi lên bền vững và an toàn.
Lực lượng kỹ sư, thạc sĩ về các loại hình công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ có thể đã có tại Việt Nam, do nguồn du học sinh từ nước ngoài về hoặc đào tạo trong nước nhưng chưa có môi trường để phát huy. Kế hoạch phát triển công nghiệp hình thành sẽ lôi kéo lực lượng này nhập cuộc hoạt động, rồi sẽ có kinh nghiệm đào tạo mở rộng tiếp theo.
Qua khảo sát, qua thực tiễn, nếu vị trí nào thiếu thì chọn những kỹ sư tốt nghiệp khá giỏi đi nước ngoài học hệ thạc sĩ chuyên ngành này để sớm về phục vụ.
Về nhân sự phát triển cơ khí, công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ nên ưu tiên cho người đang hoạt động đúng ngành nghề vì họ có sẵn lòng yêu nghề, có sẵn tâm huyết, nguyện vọng nên dễ thành công hơn.