Yêu cầu của bộ điều khiển nghịch lưu
Có thể bạn đã biết về chỉnh lưu đối với mạch điều khiển trong thiết kế nhưng đối với nghịch lưu thì ra sao? Những điểm lưu ý về bộ điều khiển thì không chỉ có thiết kế mà còn các yêu cầu khác nhau.
Khái quát qua về thiết kế mạch điều khiển chỉnh lưu bao gồm có 3 khâu: khối đồng pha (ĐF), khâu so sánh (SS) và khâu khếch đại và sửa xung.
+ Sơ đồ điều khiển bộ nghịch lưu
Sơ đồ điều khiển hai kênh (một ở nhóm a-nốt chung và một ở nhóm ca-tốt chung) được thể hiện ở hình vẽ sau.
Các kênh còn lại thực hiện tương tự
+ Thiết kế mạch điều khiển nghịch lưu
Chức năng của mạch điều khiển là tạo ra những xung có biên độ, độ rộng và thời điểm thích hợp để điều khiển các Tiristor của mạch động lực sao cho các Tiristor của bộ nghịch lưu dòng 3 pha được đóng mở thứ tự từ T1 – T6 lệch nhau pi/3.
1. Sơ đồ khối chức năng
FFX: Phân phối xung từ FX đến các Triristor.
TX: Trộn giữa xung của FFX với xung của DĐ để tạo xung chùm.
DĐ: Bộ tạo xung dao động có tần số không đổi.
KĐ: Khuyếch đại xung có biên độ thích hợp để mở Triristor.
2. Yêu cầu đối với mạch điều khiển
– Bộ FX: Tự động phát ra xung có tần số thay đổi được.
Chu kỳ dòng điện ra của bộ biến tần nguồn dòng: T = 1/f (f: tần số ra của BBT 3 pha.)
Chu kỳ bộ FX: Tfx = T/6=1/6f
– Bộ DĐ: Phát ra xong có tần số không đổi cung cấp cho TX.
Thay đổi R trong mạch sẽ được tần số ra thay đổi.
– Bộ FFX:
1. Nhận 6 xung từ FX (trong 1 chu kỳ) để phân phối đi mở 6 Tiristor theo thứ tự T1, T2, T3, T4, T5, T6 cách nhau lần lượt pi/3 để bảo đảm góc dẫn của mỗi Tiristor là 120 độ hay trong một thời điểm chỉ có 2 Tiristor cùng dẫn.
2. Để thực hiện được yêu cầu trên, ta thấy: Bộ FFX là sử dụng thanh ghi dịch 6 bit. Thời gian để 1 bit của thanh ghi trở về trạng thái ban đầu phải bằng chu kỳ của dòng điện ra. Thực hiện mạch này bằng 3 D-FF được biểu diễn bằng hình vẽ sau:
Vậy nên khi việc gắn bộ điều khiển nghịch lưu này cho các thiết bị cầu trục bạn cần tìm hiểu rõ về cách thức hoạt động của động cơ điện một chiều và Tiristor, nhằm tránh tình trạng chảy nổ.