Hệ truyền động điện cơ cấu di chuyển
Cơ cấu di chuyển của cầu trục gồm cơ cấu xe con và xe cầu. Hệ truyền động điện của hai cơ cấu này là tương tự nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiển về phương án thiết kế hệ truyền động điện cơ cấu di chuyển cụ thể là cho xe cầu:
– Phương án 1: Dùng động cơ rôto dây quấn: Cơ cấu di chuyển xe cầu dùng hai động cơ phục vụ truyền động nâng hạ. Phanh hãm ở xe cầu được cấp nguồn từ bộ chỉnh lưu nguồn một chiều. Người ta sử dụng động cơ không đồng bộ roto dây quấn và mắc thêm điện trở phụ vào mạch roto nhằm hạn chế dòng điện khởi động hoặc đồng thời để điều chỉnh tốc độ. Có hai công tắc tơ để thực hiện đóng ngắt cấp nguồn và đảo chiều quay động cơ, phụ vụ cho hành trình tiến lùi của cơ cấu di chuyển cầu trục.
– Phương án 2: Dùng động cơ một chiều kết hợp bộ chỉnh lưu: Hai bộ chỉnh lưu và hai động cơ một chiều có cấu trúc như nhau. Khi điều khiển đảm bảo các động cơ đồng tốc độ, đồng điều khiển các bộ chỉnh lưu.
– Phương án 3: Dùng động cơ roto lồng sóc kết hợp bộ biến tần: Bộ biến tần cấp nguồn điều khiển hai động cơ di chuyển xe cầu và hai máy phát xung
Thông qua việc nghiên cứu các phương án thiết kế hệ truyền động điện cho cơ cấu di chuyển nói chung và cho xe cầu nói riêng ta thấy gần giống cơ cấu nâng hạ dùng biến tần tuy có chi phí đầu tư cao nhưng việc điều khiển lại tối ưu và thỏa mãn được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Sử dụng bộ biến tần cùng động cơ roto lồng sóc cho cơ cấu di chuyển xe cầu sẽ tích hợp được nhiều tính năng nổi bật.
Trên đây là những phương án để lựa chọn thiết kế hệ truyền động điện cho cơ cấu di chuyển của xe con và xe cầu, mỗi một phương án có một ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng mục đích của người sử dụng.