Tính toán cơ cấu nâng hạ cổng trục trong thiết kế
Ứng dụng các thiết bị nâng hạ cổng trục gầu ngoạm đối với việc sản xuất trong ngành công nghiệp ngày nay ngày càng được sử dụng nhiều. Nhưng để có được sự chính xác cũng như an toàn thì nhà sản xuất thiết bị nâng hạ cần có thiết kế và tính toán chi tiết.
Trong ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất thì máy nâng được sử dụng rất rộng rãi như: cơ khí, xây dựng, giao thông, công nghiệp mỏ,… Máy nâng bao gồm có các loại cầu trục, cần trục quay, cổng trục, palang cần trục ô tô, cầu xếp dỡ,… Không chỉ vậy, nó còn giảm sức lao đông đi rất nhiều nhờ có các thiết bị naag hạ và di chuyển.
Hình anh một chiếc cầu trục vận hành trong một nhà máy
Cổng trục là một thiết bị nâng chuyển đang hoạt động có hiệu quả và có vị trí rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều công ty xí nghiệp. Với vai trò nâng chuyển than từ các kho chứa lên và chế tạo trong nước, đang tạo ra bức tranh toàn cảnh về sự sôi động, trên máy móc dưới tàu thuyền nhộn nhịp hấp dẫn.
+ Cấu tạo, nguyên lý làm việc và tính toán cơ cấu nâng hạ cổng trục
Trên các xe hàng cơ cấu nâng hạ được lắp và di chuyển dọc ở trên 2 dầm chủ của cổng trục.
Sơ đồ biểu diễn cơ cấu nâng tải.
+ Cấu tạo của cơ cấu nâng:
– Hộp giảm tốc
– Tang cuốn cáp
– Cáp thép
– Phanh điện từ
– Gầu ngoạm (kiểu 4 dây tự hành)
Hình ảnh một chiếc phanh thủy lực YW-K200/E23
+ Nguyên lý làm việc của cơ cấu nâng:
Cơ cấu nâng hạ hoạt động khi được đóng điện khi đó động cơ quay của phanh điện thủy lực được mở ra, nhờ bộ khớp nối trục đàn hồi mà việc chuyển động từ hộp giảm tốc sang tang cuốn cáp.
Tùy vào việc vận hành của người điều khiển mà tang cuốn cáp quay kéo theo cáp chuyển động lên (xuống) gầu sẽ được nâng (hạ).