Thiết bị động lực của máy xây dựng
Ở bài trước chúng tôi đã cho bạn biết đến cấu tạo và yêu cầu chung của máy xây dựng bao gồm có 3 loại và có cấu tạo khác nhau. Tiếp đến bài này chúng tôi sẽ cho bạn biết tiếp thiết bị động lực có tác động ra sao đến các thiết bị này ra sao!
Thiết bị động lực của máy xây dựng thường là động cơ đốt trong và động cơ điện.
+ Động cơ đốt trong:
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt hoạt động theo nguyên lý biến nhiệt năng thành cơ năng, nhiên liệu cháy trong xilanh tạo ra áp suất đẩy pit-tông dịch chuyển, pit-tông kéo đẩy thanh truyền để làm quay trục khuỳu.
Phân loại:
Dựa vào số thì ta chia ra làm 2 loại gồm có: động cơ 4 thì và động cơ 2 thì.
– Động cơ 4 thì: chu trình làm việc của động cơ được hoàn thành sau 4 hành trình của pit-tông tức 2 vòng quay của trục khuỳu.
– Động cơ 2 thì: chu trình làm việc của động cơ được hoàn thành sau 2 hành trình của pit-tông tức 1 vòng quay của trục khuỳu.
Dựa vào nhiên liệu ta chia ra làm 2 loại: động cơ xăng và động cơ diesel
+ Nguyên lí kết cấu và vận chuyển của động cơ diesel 4 thì:
– Thì hút: pít-tông di chuyển từ ĐCT đến ĐCD, xu pháp hút mỡ, không khí được nạp vào xi lanh sau khi được lọc tại bầu lọc không khí.
A. Xu páp hút
C. Cửa hút
E. Nước làm mát
F. Thân máy
G. Cacte
H. Dầu bôi trơn
P. Trục khuỷu
O. Thành truyền
N. Pít tông
M. Buồng xilanh
L. Cửa thoát
K. Vòi phun
J. Xu páp thoát
I. Trục cam
– Thì nén: pít tông di chuyển từ ĐCD đến ĐCT, hai xu páp đóng kín, không khí được nén trong xi lanh. Vào cuối thì nén, áp suất không khí trong buồng đốt đạt đến khoảng 30 kG/cm2, nhiệt độ tăng lên đến 600 độ C.
– Thì nổ: pít tông nén không khí gần đến ĐCT, dầu diezen được phun vào buồng đốt với áp suất cao khoảng 150 kG/cm2 tán thành sương, gặp không khí nóng bốc cháy, áp suất tăng vọt lên khoảng 70 kG/cm2, tạo thì nổ đẩy pít tông đến ĐCD.
Thì xà pít tông di chuyển từ ĐCD đến ĐCT, xu pháp xã mở, khí cháy được đẩy ra ngoài.
Trong một chu kỳ, trục khuỷu quay hai vòng, pít tông lên hai lần, xuống hai lần, có hai lần nổ sinh công.
Động cơ diesel có các ưu điểm như hiệu suất tương đối cao, vận tốc quay nhỏ hơn động cơ xăng, nhiên liệu diesel rẻ hơn xăng, đường đặc tính momen ít độ dốc lớn, vì vậy được sử dụng phổ biến trong máy xây dựng.
>>>Xem thêm: Cơ cấu di chuyển của thiết bị nâng hạ
+ Động cơ xăng 2 thì:
Khi trục khuỷu tay, pít tông đi từ ĐCD lên ĐCT, cửa xả được pít tông đậy kín. Hòa khí có sẵn trong xi lanh bị nén, áp suất và nhiệt độ tăng dần, đến khi pít tông đi gần tới ĐCT thì bị bốc cháy nhờ bu ri phóng tia lửa điện. Khi pít tông đi lên để nén hòa khí ở phía dưới vào các te qua của nạp để chuẩn bị cho việc thổi hòa khí vào xi lanh ở hành trình sau.
Động cơ xăng 2 thì thường được dùng trong các loại máy có công suất nhỏ như máy đầm bê tông (đầm dùi), máy đầm đất (đầm bản rung), máy nai khởi động động cơ diesel có công suất lớn.
Động cơ điện và các chi tiết máy cụm máy thường gặp ở các loại máy xây dựng.