Quá trình lắp đặt cầu trục

Quá trình lắp đặt cầu trục là giai đoạn cuối cùng trong thiết kế gia công chế tạo cầu trục. Việc lắp đặt được thực hiện qua nhiều bước với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị như máy hàn, cần trục…

 

Cầu trục quay dạng treo tường

>>> Xem ngay: Các phương án thiết kế dầm cầu trục

Để bảo quản cầu trục được tốt trước khi lắp đặt phải bôi dầu mỡ chống gỉ, các chi tiết như bánh xe, ổ bi, trục bánh xe… Dàn kết cấu thép sơn một lớp chống gỉ. Với các bộ phận như hộp giảm tốc, động cơ, phanh, các thiết bị điện phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm ướt.

Khi vận chuyển cầu trục đến nơi lắp ráp phải tháo rời các chi tiết thành từng cụm tiêng biệt để đảm bảo quá trình vận chuyển được thuận lợi, dễ dàng và không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc sau này của cầu trục.

Không được làm cong vênh phần kết cấu thép. Động cơ phanh, hệ thống điện và các thiết bị khác phải được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm ướt và va đập.

Trước khi tháo lắp phải kiểm tra số lượng bộ phận và chi tiết thiết bị theo đúng sơ đồ kỹ thuật.

Kiểm tra các bộ phận như: hộp giảm tốc, động cơ, phanh, khớp nối. Nếu bộ phận nào chưa đảm bảo kỹ thuật phải được hiệu chỉnh sửa chữa ngay.

Kiểm ta phần kết cấu thép phát hiện và khắc phụ sửa chữa các lỗi kỹ thuật.

Kiểm tra các mối hàn của dầm, đặc biệt là mối hàn ở dầm chính.

Khi lắp đặt các chi tiết được lắp thành các cụm theo những quy trình lắp ráp và việc sử dụng các thiết bị phụ vụ cho quá trình lắp ráp đã được quy định theo những tiêu chuẩn với từng cụm chi tiết lắp ráp. Sau khi lắp ráp các cụm phải đảm bảo được các yêu cầu về chế độ lắp ráp trong thiết kế. Các cụm chi tiết được lắp ráp trước khi vận chuyển gồm:

– Dầm chính.

– Dầm đầu.

– Hộp giảm tốc, phanh, động cơ điện

– Lắp các cụm bánh xe di chuyển chủ động và bị động.

– Lắp dựng xe con.

– Lắp các cụm bánh di chuyển vào kết cấu thép dầm đầu

Dầm chính được xe cẩu đưa lên đường ray

>>Xem thêm: Hướng dẫn từng bước quy trình lắp, tháo cần trục tháp an toàn 

Sau khi lắp đặt để đảm bảo an toàn cho thiết bị cần phải thực hiện quá trình kiểm tra thử nghiệp. Quá trình đó bao gồm một số quy định cơ bản sau đây:

– Kiểm tra toàn bộ hệ thống cầu trục, các mối hàn, các ốc vít, đặc biệt là mốc hàn vị cầu xe con.

– Kiểm tra sự hoạt động của các công tắc, công tơ hạn chế hành trình di chuyển xe con, xe cầu.

– Kiểm tra tất cả các thiết bị điện sử dụng trong cầu trục và hiệu chỉnh lại rơle không vượt quá 29 % dòng điện.

Trước khi cho vào chạy thử để nghiệm thu phải thực hiện kiểm tra:

+ Trạng thái tiếp xúc của các công tắc điện, nguồn điện.

+ Kiểm tra thông suốt mạch điện.

+ Kiểm tra sự hoạt động của phanh, để điều chỉnh phanh cho phù hợp.

+ Kiểm tra lại tất cả các mối hàn và chất lượng của mối hàn.

+ Kiểm tra lại các thiết bị an toàn: ray điện an toàn cầu trục, thiết bị giản chắn, thiết bị hạn chế hành trình…

Trước khi cầu trục đưa vào nghiệm thu phải qua quá trình thử nghiệm sơ bộ và thử nghiệm định kỳ nhằm đánh giá chất lượng của cầu trục khi sử dụng phục vụ sản xuất trong xưởng.

– Thử tải tĩnh: Việc thử tải được tiếtn hành thử nghiệm tại vị trí bất lợi nhất của cầu trục, độ cao nâng 100 – 200 mm. Thử nghiệm tĩnh thường kéo dài trong vòng 10 phút. Sau 10 phút mà độ cao của tải trọng không thay đổi và không thấy hiện tượng bất thường xảy ra nghĩa là đặt tiêu chuẩn kỹ thuật. Thử nghiệm tĩnh giúp chúng ta kiểm rta độ bền chung của máy trục độ bền của từng chi tiết chính và đặc biệt đối với cầu trục là ổn định cơ cấu nâng hạ.

– Thử tại động: kiểm tra tất cả các cơ cấu cầu trục, của cột đỡ, đường ray.

– Thử nghiệm định kỳ: được thực hiện sau một chu kỳ làm việc của cầu trục.

Cầu trục Thái Long

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long