Phương pháp dùng bộ biến đổi chỉnh lưu
Chỉnh lưu hay nói rõ hơn là chỉnh lưu thyristor động cơ như đã nói ở bài trước là hệ thống truyền động được xây dựng trên hệ thống đảo chiều T-Đ có hai dòng điện kích từ và phấn ứng.
Có thể bạn sẽ chưa biết phương pháp làm sao để biến đổi được loại chỉnh lưu này, sau đây là sơ đồ biểu diễn sự truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng công tắc tơ chuyển mạch ở phần ứng.
Đây là phương pháp chỉ dùng cho tải công suất nhỏ với tần số đảo chiều thấp.
Ngày nay, với phương pháp này thì ít được sử dụng do giá thành của công tắc tơ cao hơn rất nhiều so với các thiết bị bán dẫn.
+ Phương pháp dùng 2 bộ biến đổi chiều điều khiển riêng
Khi điều khiển riêng hai bộ biến đổi làm việc rẽ nhau, tại một thời điểm chỉ phát xung một biến đổi, còn bộ kia khóa do không có xung điều khiển. Như vậy sẽ không còn tồn tại điện áp cân bằng và điều này dẫn đến mạch lực sẽ không còn cuộn kháng cân bằng, làm cho kích thước mạch lực trở nên nhỏ gọn hơn với giá thành được giảm đi đáng kể.
Sơ đồ biểu diễn mạch lực hệ T-Đ điều khiển riêng
Đối với chiều thuận, bộ điến đổi 1 (BBĐ 1) làm việc ở chế độ chỉnh lưu ở góc phần tư thứ nhất, BBĐ 2 khóa hoàn toàn. Ngược lại, đối với chiều ngược, BBĐ 2 làm việc ở chế độ chỉnh lưu ở góc phần tư thứ ba, BBĐ 2 khóa hoàn toàn.
Khi truyền động đảo chiều hoặc giảm tốc độ sẽ thực hiện ở góc phần tư thứ II do BBĐ 2 đảm nhận hoặc ở góc phần tư thứ IV do BBĐ 1 đảm nhận. Tuy nhiên, việc chuyển chế độ làm việc từ BBĐ 1 sang BBĐ 2 và ngược lại, cần phải tuân theo điều kiện logic chặt chẽ.
Ưu điểm của hệ thống truyền động này là làm việc an toàn, không có dòng điện chạy giữa các bộ biến đổi.
Nhược điểm của logic này là việc đảo chiều khá phức tạp do phải đảm bảo tại 1 thời điểm chỉ có một bộ biến đổi được mở, nếu không sẽ gây ngắn mạch nguồn cấp, quá trình đảo chiều diễn ra chậm.
Với phương án này có thể dùng cho mọi loại dài công suất với tần số đảo chiều lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các thiết bị cầu trục và phụ kiện cầu trục.