Nguy hiểm khi đi xe máy lúc trời giông sét
Mùa hè đã đến, những cơn mừa ngày một lớn và kéo theo là những trận giông sét dữ dội. Và sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích rõ hơn về sự nguy hiểm của việc đi xe máy trong lúc trời giông sét và cách phương pháp sơ cứu tạm thời.
Trong khi bạn đang đi giữa thành phố với nhà cửa san sát bạn vẫn có thể bị sét đánh trúng vì thực tế lúc này bạn vẫn đang đi ngoài trời. Khi trời xảy ra dông, biện pháp tránh sét tốt nhất là nên ở nhà. Chỗ an toàn để tránh sét là tòa nhà, hay công sở có lắp đặt hệ thống chống sét đã được kiểm định.
Trong trường hợp bất khả kháng, nếu ở trong thành phố thì nên đi men bên dưới những nhà cao tầng vì sét bao giờ cũng đánh những vật ở vị trí cao nhất. Đừng bao giờ để mình ở vị trí cao nhất. Đặc biệt tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa. Phần tiếp xúc của người với mặt đất càng ít càng tốt. Tuyệt đối không đứng gần những vật có chiều cao như: cây cao trơ trọi, cột thu lôi, cột ăng-ten, cột điện, cột cờ, tháp đài truyền hình, truyền thanh; không đi đứng gần bờ biển, bờ hồ, bờ sông, bờ suối, kênh mương và nơi đất ẩm ướt; không đứng gần hoặc chạm vào vật dẫn điện như: dây điện, dây ăng-ten truyền hình, ống nước, ống khói, hàng rào kẽm gai, thép; không tụ tập nhau ngoài trời mưa; không gọi và nghe điện thoại, kể cả điện thoại di động… vì đây là đối tượng “ưa thích” của sét. Nếu ở giữa nơi trống trải, không có chỗ trú ẩn thì phải ngồi xuống, chụm hai chân sát nhau để tránh điện áp bước. Tránh xa các vật bằng kim loại như xe máy, xe đạp, xe hơi, cuốc, xẻng, dao… vì chúng là vật nhiễm điện nên là đối tượng của sét. Tránh xa sông suối, hồ bơi vì nước là môi trường dẫn điện tốt. Không được tập trung đông người cùng một chỗ vì sẽ tạo thành khối dẫn điện tương hỗ lớn, sẽ là đối tượng của phóng điện sét. Tốt nhất nên ngồi trên vật cách điện như gỗ, cao su, nhựa, ni lông…
Nếu đang ở trong nhà: Không sử dụng điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị điện nào vì sét có thể đi theo đường dây bên ngoài để vào thiết bị và gây giật. Rút tất cả các chấu điện ra khỏi ổ cắm, gỡ ăng-ten ra khỏi tivi và nối vào cọc thép chôn sâu trong đất. Nếu để đầu nối lơ lửng thì khi sét đánh vào ăng- ten, toàn bộ năng lượng sét sẽ tạo thành tia lửa điện rất mạnh phóng vào các vật xung quanh gây cháy nổ. Không dùng vòi sen tắm, lau chùi trong nhà; không nằm trên nền nhà, tắt máy lạnh, tránh xa các cửa sổ vì khung cửa bằng kim loại có thể bị nhiễm điện, kính cửa sổ có thể bị vỡ do áp suất của tiếng sấm ở gần.
Phương pháp sơ cấp cứu
Người bị sét đánh thường chết ngay tức khắc, nhưng cũng có trường hợp nhẹ, có thể thoát chết. Biểu hiện lâm sàng của người bị sét đánh giống như bị điện giật. Người bị sét đánh cần được cấp cứu ngay tức khắc. Tìm những nơi bị gãy xương, không di dời nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống và tìm cách nhanh nhất để nhân viên y tế đến. Khi nạn nhân tỉnh lại, cần đưa ngay đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi.
Nếu nạn nhân bị ngất phải thực hiện cứu chữa bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Phải thực hiện tốt phương châm “Nhanh chóng, tại chỗ, kiên trì, liên tục, đúng phương pháp”. Sau đây là hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau. Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực trái (vị trí của tim) rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống 3- 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.
Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi. Tốt nhất nếu có miếng gạc, hoặc khăn mùi soa đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra, hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghì sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên và hà hơi thật mạnh
Phải kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không, động tác này sẽ phản lại động tác kia. Cách phối hợp, cứ thổi ngạt 1 lần thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi. Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau, lần lượt thay đổi các động tác, cứ 2- 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4- 6 lần ấn vào lồng ngực.