Hộp giảm tốc đối với thiết kế bộ truyền
Hộp giảm tốc là loại thiết bị được gắn vào trong các thiết bị cầu trục làm nhiệm vụ hãm tải giảm tốc độ di chuyển của thiết bị nhằm tạo sự an toàn khi vận hành.
>Các loại cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi tải trọng nâng từ 1 tấn đến 200 tấn
Tỷ số truyền chung: i = 22,12
Tỷ số truyền là đặc trưng, là chi tiết kỹ thuật có ảnh hưởng đến kích thước, chất lượng của bộ truyền cơ khí. Việc phân phối tỷ số truyền cho các bộ truyền hộp tốc độ theo nguyên tắc:
– Trọng lượng và kích thước của hộp tốc độ là nhỏ nhất.
– Điều kiện bôi trơn tốt nhất.
Hình ảnh một chiếc hộp giảm tốc
+ Thiết kế bộ truyền trục vít
– Chọn vật liệu:
1. Bánh vít:
Giả sử vận tốc trượt của bánh vít là v1 = 2/5 m/s nên dùng đồng thanh nhôm sắt từ 9 – 4 đúc trong khuôn kim loại để chế tạo bánh vít. Tra bảng 4-4 sách TKCTM ta có 550N/mm2 đến 200 N/mm2.
2. Trục vít:
Chọn vật liệu trục vít là thép 45 tôi bề mặt đạt độ rắn HRC 45/50.
– Định ứng suất uốn và ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh vít.
– Ứng suất tiếp xúc cho phép tra bảng sách để tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí T1 với 250 N/mm2.
– Ứng suất uốn cho phép sử dụng lực với 110N/mm2.
Đối với trường hợp này ta dùng bánh vít làm việc với trục vít tôi có HRC = 45/50 và được mài, ứng suất uốn cho phép có thể tăng lên khoảng 25%.
– Do tải trọng không thay đổi nên số chu kỳ làm việc của bánh vít:
T – tổng số giờ làm việc của bộ truyền. Giả sử bộ truyền có thời gian phục vụ là 5 năm, bộ truyền làm việc 330 ngày/năm mõi ngày làm việc với 17 giờ.
– Tra ứng suất tiếp xúc cho phép, ứng xuất uốn cho phép rồi nhân với các trị số Kn và Kn ở trên.
– Tính chọn số mối ren trục vít và số răng bánh vít, chọn số mối ren của trục vít: Z1 = 2.
Số răng của bánh vít: Z2 = 44,24.
Tính toán thiết kế cho trục và then trên bộ giảm tốc sẽ được chúng tôi đề cập đến ở bài sau.