Hỗ trợ phát triển cơ khí Việt Nam với giải pháp nào?

Gần đây theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), thì hiện nay có hơn 40% số doanh nghiệp cơ khí đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không tiêu thụ được sản phẩm hoặc không có công trình, dự án, phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất.

Do vậy để ngành cơ khí chế tạo trong nước từng bước vươn lên sản xuất, góp phần quan trọng vào công cuộc đi lên của đất nước, đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ngành chung tay nỗ lực tháo gỡ khó khăn.

Hỗ trợ phát triển cơ khí Việt Nam với giải pháp nào?

Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ cho biết: Qua tìm hiểu các doanh nghiệp cơ khí, những đơn vị nào biết “lo xa” đầu tư, đổi mới công nghệ thật sự; đi sâu vào chuyên môn; nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hàm lượng giá trị công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng của các tập đoàn lớn, xuất khẩu được sản phẩm, hợp tác hóa rộng… thì vẫn phát triển, tiêu thụ tốt sản phẩm, bảo đảm thu nhập khá và ổn định cho người lao động.

Trong khi đó, những doanh nghiệp nào ít chịu đầu tư chiều sâu, sản phẩm hàm lượng giá trị thấp (kết cấu thép đơn thuần) thì khó đứng vững trên thị trường. Do đó, VAMI cũng như các DNCK mong mỏi Chính phủ cần sớm thay đổi Luật Ðấu thầu năm 2005, có cơ chế bảo hộ sản phẩm cơ khí trong nước mà không vi phạm các cam kết quốc tế, nhất là nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật nhằm loại bỏ những sản phẩm cơ khí, thiết bị máy móc giá rẻ nhưng chất lượng thấp.

Hỗ trợ phát triển cơ khí Việt Nam với giải pháp nào?

Ðối với những dự án đầu tư và mua sắm sử dụng vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ bắt buộc trong hồ sơ mời thầu phải có tiêu chí đánh giá về tỷ lệ bắt buộc sử dụng vật tư, thiết bị, các sản phẩm cơ khí trong nước mà bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Hoặc chia nhỏ các gói thầu, trong đó gói thầu thiết bị phụ trợ do trong nước thực hiện.

Việc đầu tư trang, thiết bị chế tạo của các doanh nghiệp cơ khí cần vào trọng tâm, không dàn trải, trùng lặp. Chính phủ phối hợp các bộ, ngành, viện nghiên cứu cơ khí chuyên ngành nghiên cứu giao đề tài chế tạo cụ thể nhất là đối với các nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm, giao trách nhiệm cụ thể và cấp kinh phí cho các doanh nghiệp.

Bản thân các doanh nghiệp cơ khí cũng cần phải đổi mới, năng động, tự vươn lên trong cơ chế thị trường, không nên quá ỷ lại vào sự bảo trợ của Nhà nước. Tăng cường liên kết, tham gia các chuỗi giá trị cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Hỗ trợ phát triển cơ khí Việt Nam với giải pháp nào?

Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm cơ khí.

Tăng cường chuyên môn hóa sâu, hợp tác sâu, tránh đầu tư trùng lắp và cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long