Hệ thống di chuyển bằng đường sắt và đường không
Hệ thống di chuyển trên phao và di chuyển bước được chúng tôi nhắc ở bài trước với việc vận chuyển các thiết bị nặng và yêu cầu cơ cấu với hệ thống di chuyển ngày một cải tiến bằng đường sắt và đường không.
Hệ thống di chuyển trên ray thường được trang bị cho những máy làm việc theo tuyến nhất định, khối lượng công việc lớn trong khoảng thời gian làm việc dài.
+ Vận chuyển bằng đường sắt:
Trường hợp vận chuyển với khối lượng lớn, cự ly trên 200km, dùng xe lửa là thích hợp.
Trong xây dựng, khi cần vận chuyển các cấu kiện, thiết bị siêu trường siêu trọng như các dầm cầu, tổ hợp thiết bị lao lắp dầm cầu (xe lao dầm), có thể lắp đặt ray để vận chuyển.
+ Vận chuyển bằng đường thủy:
Các phương tiện vận chuyển bằng đường thủy như cano, salan rất hiệu quả khi công trình được xây dựng trên sông, biển hay gần các bến bốc xếp.
Để nạo vét các cửa sông, bến cảng người ta dùng xuồng đánh đắm để chở bùn đất đổ ra biển.
+ Vận chuyển bằng đường không:
Vận chuyển bằng đường không chỉ thực hiện khi công trình đòi hỏi thi công gấp rút (thời chiến), hay địa hình quá phức tạp như núi non hiểm trở hay hải đảo xa xôi.
Trực thăng còn tham gia vận chuyển và lắp ráp các công trình có độ cao cực lớn, không thể dùng các thiết bị khác như việc lắp awngten của các tháp truyền hình có độ cao lớn.
+ Vận chuyển bằng xe tải thùng và xe tải tự đổ
Xe tải thùng gồm có các bộ phận chính như sau: động cơ, khung xe, thùng xe.
Động cơ này sẽ được chúng tôi nói kỹ hơn ở bài sau.