Giới thiệu về cần trục tháp: Cấu tạo chung và các cơ cấu
Cấu tạo chung của cần trục tháp gồm có thân tháp dạng dàn thép không gian, đầu tháp, cần và cần đặt đối trọng, xe con mang vật di chuyển, Palang, cột ráp nối.
Từ bài trước chúng tôi đã giới thiệu về cần trục tháp gồm có công dụng và phân loại, tiếp đến bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết thêm đến cấu tạo chung của loại thiết bị này.
+ Cấu tạo chung:
– Cần trục tháp được lắp đặt cố định có đầu tháp quay, dùng xe con di chuyển trên cần nằm ngang để thay đổi tầm với.
– Thân tháp dạng dàn thép không gian, bao gồm có nhiều đoạn lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép bu lông.
– Đầu tháp có thể chuyển động quay được trên đoạn tháp trên cùng.
– Cần và cần đặt đối trọng được lắp khớp với đầu tháp và được neo giữ nằm ngang, có thể hạ xuống hoặc nâng lên được khi cần thiết.
– Xe con mang vật di chuyển được nằm trên ray nhờ vào cáp kéo để thay đổi tầm với.
– Palang nâng vật có các puli cố định được lắp ở trên xe con.
– Cột ráp nối dùng để thay đổi chiều cao của thân tháp.
– Các cơ cấu:
Cần trục tháp loại này có các cơ cấu như sau: cơ cấu nâng hạ vật, cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với, cơ cấu quay. Với các cơ cấu này, cần trục tháp có thể di chuyển hàng trong vùng làm việc của nó là hình trục xuyến.
Tùy theo loại, thì cần trục tháp còn có thể có các cơ cấu khác nhau như di chuyển, nâng hạ cần, di chuyển đối trọng, thay đổi chiều cao thân tháp,…
+ Cách thay đổi độ cao:
Khi thi công cần nối dài thêm thân tháp theo sự phát triển độ cao của công trình, di chuyển đối trọng, thay đổi chiều cao thân tháp.
Có nhiều cách để thay đổi độ cao, có thể nối dài thân tháp từ đỉnh tháp, chân tháp được giữa tháp. Cần trục tháp được thi công trên các tòa nhà cao hàng trăm tầng, người ta dùng cách leo sàn.
Cơ cấu trượt nâng tháp:
Để trượt nâng tháp lên cao thì người ta dùng xi lanh thủy lực, hệ tời palang cáp hoặc truyền động bánh răng thanh răng.
Nối dài tháp từ đỉnh tháp:
Biện pháp này được thực hiện ở trên cao nên không an toàn, rất nguy hiểm cho công nhân, ảnh hưởng đến tiến độ vì phải dừng lại để thực hiện tăng độ cao. Ưu điểm là có thể neo phần thân tháp chắc chắn vào công trình. Biện pháp này thường được dùng ở cần trục tháp có đầu tháp quay.
>>>Xem thêm: Cần trục tháp: Phương pháp nối tháp từ chân tháp và một số lưu ý trong khi sử dụng