Giới thiệu cơ cấu phanh thủy lực
Bài viết trước chúng tôi đã cho bạn biết cấu tạo và phương pháp chế tạo phôi và pitông, đến tiếp bài viết này bạn sẽ được biết về phanh thủy lực là gì.
Cơ cấu phanh thủy lực là bộ phận của hệ thống phanh thủy lực, được lắp đặt ở cụm bánh xe ô tô. Cơ cấu phanh có nhiệm vụ dùng để tạo ra lực ma sát, thực hiện quá trình phanh và giảm tốc độ của ô tô.
Điều kiện làm việc của hệ thống phanh liên tục chịu lực lớn và nhiệt độ cao của các bề mặt ma sát nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên và bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu.
Cơ cấu phanh gồm có các bộ phận:
1. Mâm phanh
2. Xi lanh
3. Lò xo
4. Tang trống
5. Xi lanh
6. Guốc phanh
7. Chốt điều chỉnh
1. Nhiệm vụ
Cơ cấu phanh dùng để tạo ra lực ma sát, thực hiện quá trình phanh và giảm tốc độ của ô tô.
2.Yêu cầu
– Đảm bảo phanh dừng xe trong thời gian nhanh và an toàn.
– Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe khi phanh (ABS).
– Hiệu quả phanh cao và êm dịu.
– Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh dễ dàng, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.
>>>Xem thêm: Các loại phanh thủy lực cầu trục
3. Phân loại
a) Theo cơ cấu của cơ cấu phanh thủy lực gồm có:
– Loại phanh tang trống.
– Loại phanh đĩa.
b) Theo phương pháp điều chỉnh gồm có:
– Điều chỉnh bằng tay.
– Tự động điều chỉnh.
Đến đây cơ bản bạn đã hình dung ra phanh thủy lực là gì rồi phải không? Tiếp đến, phần sau chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn biết chi tiết cấu trúc từng bọ phận có trong phanh thủy lực làm nhiệm vụ gì!