Động cơ truyền động và chế độ làm việc
Đối với bất kỳ cơ cấu nâng hạ nào trong các thiết bị cơ khí thì việc để cho động cơ truyền động có thể hoạt động tốt thì chế độ làm việc rất cần có những yêu cầu rõ ràng.
Trước tiên để đi vào tìm hiểu chế độ làm việc của động cơ thì chúng ta hãy khái quát một số cấu tạo về cơ cấu nâng hạ cầu trục bao gồm:
Có tất cả 3 cơ cấu di chuyển như sau:
– Nâng hạ vật
– Di chuyển xe con
– Di chuyển xe cầu
Ngoài ra cấu tạo nó được được thế hiện 3 loại xe là:
– Xe cầu
– Xe con
Chế độ làm việc được chia làm các góc phần sau:
+ Ở góc phần tư thứ nhất:
Máy điện làm việc chế độ động cơ (đường 1)
M = Mc + Mđm
Với:
M – momen do động cơ sinh ra
Mc – momen cản do tải trọng gây ra
Mđms – momen cản do ma sát gây ra
Đối với động cơ nâng hạ làm việc ở chế độ nâng hàng, còn đối với động cơ di chuyển làm việc ở chế độ chạy tiến.
+ Ở góc phần tư thứ hai:
Máy điện làm việc ở chế độ máy phát. Đối với cơ cấu di chuyển, đường 1 thực hiện hãm tái sinh khi có ngoại lực tác dụng cùng chiều với chuyển động của cơ cấu. Còn đối với cơ cấu nâng hạ thực hiện hãm động năng (đường 3).
+ Ở góc phần tư thứ ba:
Máy điện làm việc ở chế độ động cơ. Đối với cơ cấu di chuyển tương ứng với chạy lùi. Còn đối với cơ cấu nâng hạ:
Mc < Mm
M = Mms – Mc
Chế độ này được gọi là chế độ hạ động lực.
+ Ở góc phần tư thứ tư:
Máy điện làm việc ở chế độ máy phát. Đối với cơ cấu nâng hạ:
Mc > Mms
M = Mc – Mms
Sơ đồ làm việc của máy phát.
Hàng sẽ được hạ do tải trọng của nó. Còn động cơ đóng điện ở nâng để hãm tốc độ hạ hàng. Lúc này động cơ làm việc ở chế độ hãm ngược (đường 2).
Khi thực hiện hạ động lực, động cơ làm việc ở chế độ hãm tái sinh (máy phát) với tốc độ hạ lớn hơn tốc độ đồng bộ (đường 4).