Động cơ điện và chi tiết máy máy xây dựng
Với động cơ điện và chi tiết máy máy xây dựng giống như ở bài trước đã nói đến các thiết bị động lực hoạt động trong máy xây dựng. Cấu tạo và hoạt động ra sao thì bài sau đây bạn sẽ được biết rõ hơn.
Khái quát một chút từ bài trước về thiết bị động lực của máy xây dựng:
+ Có hai loại động cơ gồm động cơ 4 thì và động cơ 2 thì.
+ Ngoài ra còn có kết cấu và vận chuyển của động cơ diesel 4 bao gồm có:
– Thì hút
– Thì nén
– Thì nổ
– Động cơ xăng 2 thì
Động cơ điện được sử dụng phổ biến trên các máy cố định hoặc di chuyển với cự ly nhỏ. Với ưu điểm: hiệu suất cao, gọn nhẹ, chịu vượt tải tốt, thay đổi chiều quay và khởi động nhanh, giá thành hạ làm việc tin cậy, dễ tự động hóa, ít gây ô nhiễm môi trường.
Nhưng có nhược điểm là: khó thay đổi tốc độ, momen khởi động nhỏ, phải có nguồn cung cấp điện.
+ Chi tiết máy:
Là một đơn vị hợp thành của máy, mỗi chi tiết máy là một đơn vị liền khối hoàn chỉnh và không thể tháo ra thành những đơn vị đơn giản hơn bằng các dụng cụ tháo lắp thông dụng, các chi tiết máy thường gặp như trục, ổ, then, bulong, đai ốc, bánh răng, đĩa xích,…
+ Trục:
Là chi tiết máy dùng để đỡ các chi tiết máy có chuyển động quay, để truyền momen xoắn. Theo hình dạng đường tâm trục, có các loại: trục thẳng và trục khuỷu.
Theo đặc điểm chịu tải, có các loại: trục tâm, trục truyền và trục truyền chung
Theo cấu tạo trục, có các loại trục: trục trơn, trục bậc, trục đặc, trục rỗng, trục định hình, trục mềm.
Loại trục phổ biến thường dùng là trục đặc có bậc, trục có kích thước quán tính của trục. Trục có tiết diện không là hình tròn được gọi là trục định hình như trục cam, trục then hoa,…
Trục mềm gồm một lõi và nhiều lớp dây đồng hoặc dây thép xoắn quanh lõi với cấu tạo như vậy nó có khả năng chịu xoắn rất cao nhưng chịu uốn thấp. Loại trục này dùng để truyền momen xoắn giữa các bộ phận máy có vị trí thay đổi khi làm việc, được sử dụng trong đầm dùi, máy cắt cỏ, dây công-tơ-mét,…
Ổ, ổ lăn và ổ trượt và các cụm máy chi tiết của máy xây dựng sẽ được nhắc tiếp đến ở bài sau.