Cuộc chiến giành giật thị phần của ngành thép

Các doanh nghiệp thép Việt phải đối mặt ra sao khi các sản phẩm thép từ nước ngoài đang ngày một ồ ạt tiến vào Việt Nam vậy có còn cơ hội hay không?

Gần đây theo thống kê của Viện gang thép Đông Nam Á (Seaisi), vào năm 2013 Việt Nam là nước có số lượng lớn nhất các dự án thép mới trong khu vực ASEAN. Điều này đã giúp tăng nguồn cung sản phẩm  khi mà sức mua nội địa còn yếu, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất thép lớn nhất với hơn 50% sản lượng thép toàn cầu. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng của kinh tế nước này đã dẫn đến việc dư thừa nguồn cung sản phẩm thép. Vì vậy, Trung Quốc đang tìm mọi cách “đẩy” sản lượng dư thừa sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Do đó mà trong bối cảnh này, liệu các doanh nghiệp thép Việt có còn cơ hội hay không khi phải đối mặt với các sản phẩm thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc?

Theo các chuyên gia, mặc dù thị trường xuất khẩu thép vẫn là một miếng bánh khổng lồ nhưng các doanh nghiệp thép trong nước không dễ gì giành giật được. Để vươn ra bên ngoài, rào cản lớn nhất là các sản phẩm thép nội địa phải cạnh tranh gay gắt với thép giá rẻ của Trung Quốc.

Cuộc chiền giành giật thị phần của ngành thép

Thật quá khó để doanh nghiệp thép Việt Nam phải đối mặt với thép Trung Quốc

Thêm vào đó, ngành thép Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu tại các thị trường khu vực và quốc tế. Khó khăn chồng chất khó khăn khi chính phủ các nước đang có xu hướng thiết lập các hàng rào thương mại thông qua các hình thức chống bán phá giá, tự vệ thương mại… để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Theo các chuyên gia kinh tế thì, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và rút ngắn thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông và xây dựng thương hiệu tại các thị trường tiềm năng.

Ông Lê Phước Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp thép trong nước cần tập trung mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đồng thời xây dựng đồng bộ những lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín cho chính doanh nghiệp mình.

Cuộc chiền giành giật thị phần của ngành thép

Điều quan trọng là doanh nghiệp cần kinh doanh chân chính, không bán phá giá sản phẩm và cần chủ động tìm hiểu kỹ về các quy định quốc tế để có sự chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với những động thái bảo hộ thương mại tại các nước nhập khẩu”, ông Lê Phước Vũ chia sẻ.

Theo ông Vũ, một khi doanh nghiệp đã xây dựng được lợi thế cho mình và có sự chuẩn bị tốt khi bước ra thị trường quốc tế thì miếng bánh thị phần to lớn sẽ được chia đều và đó là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững.

Bàn về những khó khăn của ngành thép trong nước, theo ông Lê Phước Vũ, với định hướng điều hành kinh tế vĩ mô là giảm đầu tư công cộng với tình trạng đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản thì lĩnh vực vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng sẽ còn phải đối mặt với xu hướng giảm cầu, tạo thách thức cho doanh nghiệp thép nội.

Do vậy, theo các chuyên gia trong ngành, Việt Nam cần phải ban hành và áp dụng nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thép. Đây chính là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các sản phẩm giá rẻ kém chất lượng tràn lan trên thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long