Cơ khí Việt Nam vẫn thua trên sân nhà
Cơ khí Việt Nam có nhiều sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhưng cũng có những sản phẩm chủ yếu có hàm lượng công nghệ chưa cao, giá trị gia tăng thấp nên không cạnh tranh được với các sản phẩm chất lượng của các doanh nghiệp cơ khí nước ngoài.
Vẫn chịu cảnh gia công thuê
Thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 thì sau 10 năm đã xuất hiện nhiều sản phẩm cơ khí như thiết bị đồng bộ, máy nông nghiệp, lắp ráp ô tô, đóng tàu, thiết bị điện, máy xây dựn và phụ tùng cơ khí. Ngoài ra, cũng có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế với doanh thu về sản phẩm cơ khí tăng đều trên 20% trong khoảng 10 năm.
Cũng phải nói rằng với xuất phát điểm thấp do ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam còn quá non trẻ do đó mà vẫn đi sau sự phát triển của công nghiệp cơ khí thế giới vài chục năm thậm trí đến vài thế kỷ. Thị phần cơ khí được các tập đoàn tài chính và công nghiệp thế giới chia nhau nắm giữ cho nên doanh nghiệp cơ khí trong nước vẫn còn phải chịu cảnh gia công làm thuê.
Theo lời ông Dương Văn Hồng- Tổng giám đốc Tổng Cty Cơ khí xây dựng (COMA) chia sẻ: “Việc thiếu vốn, trang thiết bị cơ khí nghèo nàn cũng dẫn đến việc tham gia đấu thầu của DN cơ khí Việt Nam vào các công trình lớn bị hạn chế, bị thua thiệt với các DN nước ngoài”
Không chỉ có vậy, vào năm 2005 Luật Đấu thầu được ban hành đã làm “bó chân bó tay” chính các doanh nghiệp Việt Nam khi mà chỉ chú trọng đến yếu tố giá mà không tính đến nguồn gốc xuất xứ và tỷ lệ nội địa hóa. Và đó cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp cơ khí nội địa luôn bị thua các doanh nghiệp nước ngoài ngạy trên sân nhà.
Cùng hợp tác để tạo sức mạnh
Theo ông Nguyễn Văn Thụ- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) thì cho rằng các doanh nghiệp hiện nay không phải chỉ dựa vào cơ chế chính sách, dựa vào nhà nước mà các doanh nghiệp cơ khí nên tự tìm kiếm trong bạn hàng những mặt hàng có thế mạnh của nhau để cùng giúp nhau hoàn thành tốt đẹp đơn hàng, vừa bảo đảm uy tín cho chủ hàng đồng thời có lợi ích cho cả 2 bên đối tác thực hiện đúng chuyên môn hóa sâu.
Tháng 11/2013 có hơn 100 doanh nghiệp có các thành viên của VAMI đã gặp nhau trong cuộc họp tại Công ty CP Máy công cụ và thiết bị TAT, nhiều biên bản đã được ký kết. Cụ thể, biên bản ghi nhớ liên kết giữa TAT và HAMECO trong việc chế tạo, tiêu thụ sản phẩm máy công cụ và hợp tác trong bảo dưỡng và đào tạo lực lượng công nhân ngành chế tạo máy công cụ. TAT và Công ty CP Chế tạo máy & Sản xuất vật liệu mới Trung Hậu tạo điều kiện giúp nhau trong tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài. Hợp đồng hợp tác giữa VIKINO và nhiều DN thành viên trong VAMI, Công ty CP Chế tạo Bơm Hải Dương và các DN thành viên COMA…
Gần đây nhất, ngày 1/4/2014, 14 tổng công ty, công ty thành viên của VAMI và Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam đã ký Thành lập tổ hợp các nhà thầu thiết kế, chế tạo và lắp đặt các dự án nhà máy nhiệt điện.
Ttrên thực tế, sự hợp tác của các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thật sự chặt chẽ xảy ra nhỏ lẻ, chưa thành hệ thống.
Theo lời ông Nguyễn Văn Vũ – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam đề xuất thì “Các doanh nghiệp cơ khí muốn có sự hợp tác sâu hơn nữa để từ đó tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, muốn sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách ưu đãi, xây dựng hàng rào kỹ thuật (TBT) đối với thiết bị sản phẩm máy nông nghiệp nhập khẩu để ngăn chặn thiết bị sản phẩm kém chất lượng.”