Cơ cấu thiết kế và di chuyển của xe con
Phần trước các bạn đã biết tới cấu trúc và di chuyển của cổng trục, tiếp theo trong bài này các bạn sẽ được biết đến cấu trúc và di chuyển của xe con là như thế nào.
Sơ đồ cấu tạo từng bộ phận của xe con:
1. Động cơ dẫn động
2. Khớp nối đàn hồi
3. Hộp giảm tốc
4. Phanh
5. Khớp nối răng
6. Bánh xe
Nguyên lý hoạt động của xe con:
Động cơ 1 có vai trò dẫn động cả cụm cơ cấu. Sau khi khởi động cơ khởi động , mô-men xoắn đường truyền đến hộp giảm tốc 3 thông qua khớp nối 2. Khớp nối 2 vừa làm nhiệm vụ liên kết các trục động cơ với đầu vào của hộp giảm tốc, vừa làm bánh phanh cho phanh điền từ 4, ở đây nó được sử dụng khi cần phanh hãm cơ cấu. Sau đó, khi mô-men xoắn được truyền tới hộp giảm tốc 3 ở đầu vào, tại đầu ra của hộp giảm tốc 3, mô-men này được biến đổi thành giá trị lớn hơn và có tỉ lệ với số truyền của hộp giảm tốc để dẫn động bánh xe 6. Mô-men được truyền từ trục ra của hộp giảm tốc để dẫn động bánh xe 6. Mô-men được truyền từ trục ra của hộp giảm tốc 3 đến bánh xe 6 thông qua khớp nối 5.
Do xe con có cơ cấu di chuyển được dẫn động từ 4 động cơ khác nhau nên việc điều chỉnh cho tốc độ của 4 cụm bánh xe bằng nhau là rất quan trọng. Việc này được thực hiện nhờ một hệ thống điều khiển PLC trong hệ thống qua các cảm biến điện tử.
Hình ảnh thực tế của xe con
>>>Xem thêm: Xe con cầu trục sản phẩm tời nâng đặc biệt chế tạo với tần suất làm việc liên tục
Các dữ liệu ban đầu để tính toán cơ cấu di chuyển xe con bao gồm:
– Trọng lượng vật nâng
– Trọng lượng xe con kể cả cụm đời nâng hàng
– Vận tốc di chuyển xe con
– Chế độ làm việc của cơ cấu