Cầu trục và cơ cấu nâng hạ là gì?
Cầu trục và cơ cấu nâng hạ quan trọng như thế nào đối với các nhà máy công nghiệp chế tạo và sản xuất. Vậy việc sử dụng các loại máy cơ khí cầu trục đối với cơ cấu nâng hạ như thế nào?
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cầu trục là loại thiết bị như thế nào nhé!
Bạn có biết rằng hầu hết các loại máy mà có chuyển động dạng máy trục có hai đường ray cố định được đặt trên kết cấu thép kim loại hoặc trên tường cao thì đều gọi chung là các máy trục chuyển động không? Điều này giúp cho các thiết bị được vân chuyển trong một khoảng không gian nhất đinh đó chính là khẩu độ giữa hai đường ray đã nói ở trên.
Xem ngay Những loại cầu trục do Thái Long sản xuất lắp đặt
Dựa trên cơ cấu chuyển động như đã nói ở trên ta phân ra làm 3 dạng cơ cấu cho cầu trục nhằm đảm bảo ba chuyển động dưới đây:
– Nâng hạ vật
– Di chuyển xe con
– Di chuyển xe cầu
Ngoài ra, đặc điểm cấu tạo của cấu trục gồm có những điểm sau:
– Có thể có một hoặc hai dầm.
– Dầm cầu được gọi là dầm chính, thường có kết cấu hộp hoặc dàn.
– Trên dầm thường có xe con và cơ cấu di chuyển qua lại dọc theo dầm chính.
Liên kết hàn hoặc đinh tán với hai dầm đầu ở hai đầu dầm này. Ngoài ta, trên mỗi dầm đầu có hai cụm bánh xe được bố trí 2 cụm bánh là: cụm bánh xe chủ động và cụm bánh xe bị động.
Được sử dụng bằng tay hoặc dẫn động điện dành cho các dẫn động của cầu trục. Trong đó, việc dẫn động bằng tay chủ yếu dùng trong các phân xưởng sửa chữa, lắp ráp nhỏ, nâng hạ không thường xuyên, không đòi hỏi năng suất và tốc độ cao.
Cầu trục chế tạo thường dựa trên các thông số sau:
– Tải trọng nâng
– Chiều cao nâng
– Vận tốc nâng
– Vận tốc di chuyển xe con
– Vận tốc di chuyển cầu trục
Cầu trục có Q > 10 tần thường được trang bị hai hoặc ba cơ cấu nâng, bao gồm một cơ cấu nâng chính và một hoặc hai cơ cấu nâng phụ được lắp trên xe con.
Việc phân loại cho cơ cấu nâng hạ cầu trục sẽ được chúng tôi nói đến ở bài sau!