Cấu tạo phanh đĩa
Xin chào các bạn! phần trước tôi đã giới thiệu cho bạn biết thế nào về cấu tạo phanh thủy lực, tiếp tục về phanh thì đến phần này tôi tiếp tục giới thiệu cho bạn về cấu tạo của loại phanh đĩa khá phổ biến hiện nay.
Đầu tiên phải nói là phanh đĩa được sử dụng phổ biến trên ô tô con có vận tốc cao (trong bài này là nói về ô tô nhé!), và thường dùng ở cầu trước, nhờ có các ưu điểm sau:
– Có mô-men ma sát khá ổn định khi hệ số ma sát thay đổi, ở nhiệt độ cao và thoát nhiệt đồng thời thoát cả nước rất tốt (vì bề tiếp xúc ở hai phía của đĩa phanh).
– Hiệu quả phanh cao, hoạt động hết sức là êm dịu và ổn định phương hướng khi phanh.
– Kết cấu nhỏ gọn hơn phanh thủy lực, kiểm tra và thay thế dễ dàng và không cần điều chỉnh gì nhiều.
Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh kết hợp (tang trống và phanh đĩa)
Nhược điểm ở phanh đĩa
Cơ cấu phanh không được che kín, nên khó tránh khỏi bụi bẩn, đất cát và sét rỉ các chi tiết khác. Kích thước má phanh bị hạn chế, dễ gây tiếng kêu nên cần có áp suất dầu lớn và không có tác dụng tự tăng lực phanh khi phanh, nên chỉ sử dụng cho cơ cấu phanh các bánh xe trước của ô tô con.
>>>Xem thêm: Các loại phanh của cầu trục
1. Cấu tạo
a, Đĩa phanh
– Đĩa phanh làm bằng gang, dạng đĩa phẳng và được lắp chặt với moay-ơ bánh xe.
b, Tấm ma sát và má phanh
– Tấm ma sát được làm bằng thép lá dày từ 2-3mm, mà phanh dày từ 9-10mm má phanh được tán với tấm đỡ bằng các đinh tán. Tấm đỡ và má phanh lắp phía ngoài pít-tông về một bên của đĩa phanh.
c, Cụm xi lanh công tác
– Cụm xi lanh công tác bao gồm: hai xi lanh được chế tạo liền với giá đỡ hoặc rời (xi lanh di động), xi lanh có khoan lỗ cấp đầu và lỗ xả không khí, bên trong lắp một pít-tông có số vòng đêm kín đầu và bên ngoài có vòng hãm và vành chắn bụi.
Sơ đồ cấu tạo cơ cấu của phanh đĩa
Đến đây các bạn đã hỏi rõ hơn về cấu tạo của phanh đĩa rồi chứ? Vậy đến phần sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chức năng và nguyên tắc hoạt động của phanh đĩa nhé!