Cách thay đổi độ cao cần trục tháp
Ở bài viết trước tôi đã chi bạn biết công dụng và cấu tạo của cần trục tháp, tiếp theo tôi sẽ cho bạn biết cách thay đổi độ cao của cần trục tháp trong bài này! Bắt đầu nhé!
Cách thay đổi độ cao:
Trong khi thi công cần nối dài thêm thân tháp theo sự phát triển độ cao của công trình, và khi tháo dỡ phải được tháo dần từng các đoạn thân tháp.
Có nhiều cách thay đổi độ cao, trong đó có thể nối dài thân tháp từ đỉnh tháp tới chân tháp hoặc giữa tháp. Cần trục tháp thi công các toà nhà cao hàng trăm tầng, người ta dùng cách leo sàn.
Cơ cấu trượt nâng tháp :
Để trượt tháp lên cao người ta dùng xi lanh thuỷ lực, hệ tời pa lăng cáp hoặc truyên động bánh răng thanh răng.
Nối dài tháp từ đỉnh tháp:
Đây chính là biện pháp được thực hiện ở trên cao nên nó không an toàn, rất nguy hiểm cho công nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ vì phải dừng lại để thực hiện tăng độ cao. Ưu điểm ở đây là có thể neo phần thân tháp chắc chắn vào công trình. Ngoài ra, đối với biện pháp này thì thường được dùng ở cần trục tháp có đầu tháp quay.
Nối dài tháp từ chân tháp:
Được thực hiện trên mặt nền nên an toàn, diện pháp này có khâu chuẩn bị diễn ra trên mặt đất nên cần trục vẫn hoạt động nâng chuyển vật bình thường, không ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Neo giữ vào công trình khó khăn vì thân tháp không cố định, có chuyển động trượt lên cao. Thường dùng cho cần trục tháp có thân tháp quay.
Nối dài tháp từ giữa tháp:
Là biện pháp dùng khá phổ biến, tháp có thể lắp thêm đoạn tháp vị trí có thể là bất kỳ chỗ ghép nào trên thân tháp.
>>>Xem thêm: Cần trục tháp công dụng và cấu tạo
5. Một số chú ý trong sử dụng cần trục tháp:
– Do độ cao lớn và cồng kềnh nên đối với các cần trục tháp có độ cao lớn, cần phải tính toán độ ổn định và xử lý nền móng trước khi lắp đặt ngoài ra phải tính đến phương án tháo dỡ khi hoàn thành công trình tránh vướng vào các công trình bên cạnh.
– Trong trường hợp gặp giông bão phải hạ cần và côngxon, hạ thấp độ cao, neo giữ chắc chắn vào công trình.
– Do sử dụng cần trục tháp có chi phí ban đầu lớn cộng thêm việc mất nhiều thời gian cho khâu lắp dựng và tháo dỡ vì vậy chỉ nên dùng cho công trình có độ cao lớn, khối lượng công việc lớn, thời gian thi công từ 6 tháng trở lên.
– Phải được kiểm định định kỳ đối với cần trục tháp theo quy định của nhà nước nhằm đảm bảo an tòa lao động.
>>>Xem thêm: Phân loại cần trục tháp