Cách đấu bộ điều khiển từ xa cầu trục Telecrane 8 nút F21-E1 380V/50hZ

Để đấu bộ điều khiển cầu trục người đấu cần chú ý 2 dây nguồn Power 1 (màu đen), dây Power 2 (màu nâu) và dây Com (màu da cam), 3 dây đấu vào 3 pha của nguồn 380V.

>>>Các loại điều khiển từ xa cầu trục Telecrane, Henjel, Telecontrol 1 cấp tốc độ, 2 cấp tốc độ

Cách đấu bộ điều khiển

Bước 1

Xác định đâu là bộ phát đâu là bộ thu

Bước 2

Lắp pin cho bộ phát của bộ điều khiển từ xa  cho cầu trục (nút bấm cầm tay)

Bước 3

Xác định nguồn điện phù hợp để gắn vào nguồn điện của điện mạng lưới cung cấp điện cho bộ thu (không cần dùng pin).

Bước 4

Xác định nguồn điện cho khởi động từ, gắn vào khởi động từ

Bước 5

Dựa vào sơ đồ lắp đặt lựa chọn dây tiếp điểm gắn vào khởi động từ tương ứng cho từng nút bấm trên bộ phát.

Sơ đồ lắp đặt dây tiếp điểm của điều khiển cầu trục Telecrane F21

Sơ đồ lắp đặt dây tiếp điểm của điều khiển cầu trục Telecrane F21

>>>Xem thêm: Các loại phụ kiện cầu trục như Ray điện cầu trục, bánh xe cầu trục, kẹp đỡ ray

Bước 6

Mở nguồn bấm thử bộ điều khiển từ xa trên cầu trục theo nhu cầu sử dụng (nâng lên hạ xuống)

Để đấu bộ điều khiển người đấu cần chú ý 2 dây nguồn Power 1 (màu đen), dây Power 2 (màu nâu) và dây Com (màu da cam), 3 dây đấu vào 3 pha của nguồn 380V.

Đấu như trên là cách chống mất pha áp đơn giản cho cầu trục. Vì nếu mất pha 1 trong 2 dây nguồn bộ điều khiển không có điện sẽ không điều khiển được. Trường hợp 2 nếu mất pha đấu vào dây Com các Contactor sẽ không có điện. Đó là cách bảo vệ mất pha nguồn điện.

Dây Main có màu đỏ vì khi nhấn nút Start trên tay điều khiển thì chân sẽ tiếp xúc với chân Com màu cam, khi nhấn Stop sẽ ngắt ra khỏi chân Com. Chân này được đấu với Contactor để cấp điện cho toàn bộ cầu trục – có chức năng dừng khẩn cấp,  ngắt nguồn biến tần.

Dây Up (contactor chiều lên): Màu vàng
Dây Down (contactor chiều xuống): Màu xanh da trời
Dây East (contactor chiều trái, xe con): Màu xanh nước biển
Dây West (contactor chiều phải, xe con): Màu tím
Dây South (contactor chiều thuận, xe lớn): Màu xám
Dây North (contactor chiều ngược, xe lớn): Màu trắng
Dây R0/Start – Còi báo hiệu, mỗi khi bạn ấn nút start dây này được nối với chân đỏ, bỏ nút start không còn kết nối nữa. Vì vậy bạn có thể nối chân này với một còi 220v để báo hiệu mỗi khi ấn nút start thì còi sẽ kêu.

Các lỗi thường xảy ra với bộ điều khiển

– Đèn đỏ báo hiệu khi nhấn nút trên Remote: Kiểm tra lại khóa (nam châm màu trắng bên dưới), kiểm tra lại Pin nguồn.

– Khoảng cách điều khiển ngắn: Kiểm tra lại Pin ăngten trên bộ thu và remote có bị gãy hay che khuất không.

– Không điều khiển được, kiểm tra lại nguồn vào bộ thu, kiểm tra cầu chì bên trong có 2 cầu chì 0.5A cầu chì nguồn và 10A cầu chì Contactor.

Giới thiệu chi tiết điều khiển cầu trục Telecrane F21 E1
>>>Xem ngay: Các loại cầu trục dầm đơn, dầm đôi, cầu trục monorail do Thái Long trực tiếp thiết kế chế tạo tại đây

Xem thêm một số hình ảnh điều khiển cầu trục Telecrane F21 E1

Hướng dẫn lắp điều khiển cầu trục Telecrane F21 E1

Hướng dẫn lắp điều khiển cầu trục Telecrane F21 E1 1

Hướng dẫn lắp điều khiển cầu trục Telecrane F21 E1 2

Hướng dẫn lắp điều khiển cầu trục Telecrane F21 E1 3

>>>Xem thêm: Dầm cầu trục: Định nghĩa, phân loại, cấu tạo và cách tính

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long