Các vấn đề an toàn đối với phanh cầu trục
An toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu khi sử dụng bất cứ thiết bị nào. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về các vấn đề an toàn cơ bản khi sử dụng phanh trong các thiết bị nâng hạ nói chung và phanh cầu trục nói riêng.
Phanh cầu trục phải có mô men đủ lớn với điều kiện làm việc cho trước của.
Đóng, mở phanh nhanh nhậy, độ tin cậy cao.
Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và đảm bảo độ bền các phần của phanh.
Dễ kiểm tra, điều chỉnh và thay thế những chi tiết bị mòn.
Nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành rẻ, bề mặt làm việc ít mòn.
Các loại phanh:
Phanh được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo nguyên tắc hoạt động, phanh được chia thành hai loại: phanh đóng và phanh mở.
Phanh thường đóng là loại phanh luôn luôn làm việc trừ khi cơ cấu hoạt động.
Phanh mở là loại phanh chỉ làm việc khi có tác động của ngoại lực.
Theo cấu tạo phanh được chia thành các loại sau: phanh má, phanh đai, phanh đĩa và phanh côn.
Phanh má là loại phanh sử dụng nhiều nhất trong máy trục. Ở trong máy nâng chủ yếu dùng loại phanh hai má ngoài đặt đối xứng với bánh phanh, không gây uốn trục và cho mô men phanh theo hai chiều quay bằng nhau. Mômen phanh của phanh má được tạo ra bằng các lực ma sát giữa các má phanh và bánh phanh. Dẫn động của phanh có thể là dẫn động cơ, điện, thủy lực hoặc khí nén. Để giảm kích thước của phanh, giảm lực phanh và tạo ra mô men phanh lớn người ta sử dụng loại vật liệu chuyên dùng làm má phanh có hệ số ma sát cao, chịu mài mòn tốt và ổn định ở nhiệt độ tương đối cao. Những tấm băng này đựoc gắn vào má phanh bằng các đinh tán bằng đồng hoặc nhôm sao cho các đầu của đinh tán thụt vào so với mặt băng một nửa chiều dầy băng.
Phanh đai có cấu tạo đơn giản hơn. Mômen phanh do lực ma sát giữa đai phanh và bánh phanh sinh ra. Nhưng phanh đai có mức an toàn thấp, dễ gây sự cố nên hiện nay ít được dùng. Loại phanh này dùng thích hợp cho các cơ cấu di chuyển và quay, không thích hợp cho cơ cấu nâng.
Không sử dụng phanh cầu trục trong các trường hợp sau:
Đối với má phanh, không dùng khi: má phanh mòn không đều, má phanh không hở đều, má phanh mòn tới đinh vít giữ má phanh, bánh phanh bị mòn sâu quá 1 mm, phanh có vết rạn nứt, khi phanh làm việc má phanh chỉ tiếp xúc với bánh phanh một góc nhỏ hơn 80% góc quy định, độ hở giữa má phanh và bánh phanh lớn hơn 0,5 mm khi đường kính bánh phanh 150 – 200 mm, bánh phanh bị mòn từ 30% độ dày ban đầu trở lên, độ dày của má phanh mòn quá 50%.
Đối với phanh đai, không dùng khi có vết tở trên đai phanh, khi độ hở giữa đai phanh và bánh phanh nhỏ hơn 2mm và lớn 4mm, khi bánh phanh bị mòn hơn 30% chiều dày ban đầu của vành bánh phanh. Khi đai phanh bị mòn quá 50% chiều dày ban đầu, khi phanh làm việc đai phanh chỉ tiếp xúc với bánh phanh và bánh phanh mòn không đều.