Cấu tạo của máy xúc gầu ngoạm (Phần 2)

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về cấu tạo của máy xúc gầu ngoạm với bộ phận công tác và quá trình làm việc của máy xúc gàu, trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về quá trình làm việc của các máy xúc gầu ngoạm khác.

Để tích được đất ở trong gàu thì trước hết chúng ta phải đóng đáy gàu lại. Việc điều khiển đóng đáy gàu như sau: nâng cần kết hợp với tay hạ gàu, khi tay gàu nghiêng hơn 10 độ so với phương thẳng đứng thì đáy gàu sẽ tự động đóng lại do trọng lượng bản thân,  khi đó chốt 2 sẽ được giữ trong mấu 1 và đáy gàu cũng được giữ ở trong trạng thái đóng.

Hạ cần kết hợp với nâng gàu từ dưới lên để xúc đất vào gàu, chiều dày phoi cắt và lực tác dụng vào gàu tăng dần từ dưới lên được gọi là cắt thuận, vì vậy máy xúc gàu ngữa còn được gọi là máy xúc gàu thuận.

Sau khi tích đất vào gàu thì nâng gàu rồi quay đến vị trí dỡ tải.

Để dỡ tải xả đất khỏi gàu thì điều khiển mở đáy gàu bằng cách giật dây 6, đòn 5 sẽ kéo chốt 2 trượt khỏi mấu 1 và đáy gàu sẽ được mở ra.

Việc mở đáy gàu xả đất quá đột ngột sẽ tác dụng lực động lớn lên phương tiện vận chuyển, để giảm lực động này, người ta chế tạo gàu xúc có đáy gàu mở hai cấp.

Sau khi xả đất xong thì gàu không tải về vị trí đào đất, lại đóng đáy gàu và bắt đầu chu kỳ kế tiếp.

Cấu tạo của máy xúc gầu ngoạm (Phần 2)

Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về hai loại gầu ngoạm khác đó là máy xúc gàu nghịch và máy đào gàu ngoạm.

Danh mục sản phẩm

Chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng định kỳ – dài hạn các thiết bị cầu trục – cổng trục

Cầu Trục – Cổng Trục – Palang

Sản phẩm Thái Long

Tiêu điểm

Các khách hàng tiêu biểu của Cầu Trục Thái Long